[Hoc dan] HỌC ĐÀN GUITAR-Bài 3 - Kỹ thuật gảy cơ bản
[Hoc dan] HỌC ĐÀN GUITAR - Khi lên dây đàn, ta đã không chú trọng quá vào làm thế nào để gảy đúng kỹ thuật. Nhưng bây giờ ta sẽ bắt đầu khám phá nhiều hơn. Việc học một vài kỹ thuật tay phải đơn giản là rất quan trọng, có thể giúp bạn tạo ra tiếng đàn rất sạch và rất dày.
Đầu tiên, ta sẽ học chơi đàn bằng móng gẩy (pick, flat-pick hay plectrum đều là nó cả) hơn là tỉa từng ngón một. MỎng gẩy được ưa chuộng bởi hầu hết guitarist vì sự chính xác và âm thanh đanh gọn mà nó tạo nên. Pick được làm với nhiều hình dáng và độ dày, nhưng đều có điểm chung là có 1 đầu hơi nhọn để tiếp xúc dây. Giữ pick bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải. Pick nên được giữ thẳng, chừa 1 centimet giữ ngón tay và đầu pick. Sau đó, đặt cổ tay phải và bàn tay bao trùm lên dây đàn, đặt pick vào khoảng phỉa trên dây 4. Kéo tay xuống bằng cổ tay (cố gắng giữ cẳng tay cố định và thả lỏng). Gảy dây 4 (buông) bằng đầu nhọn của pick và ngưng trước khi pick chạm vào dây 3.
Hãy tập kỹ thuật gảy xuống như thế trên 1 dây thôi, cho đến khi bạn có thể gảy mà không vấp hay chạm luôn vào dây kề bên. Có gắng gảy mạnh hơn, rồi nhẹ hơn và lắng nghe sự khác biệt về âm lượng và âm thanh phát ra. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều lực, sẽ làm phát ra tiếng rè và nhiễu khi dây bị chạm vào phím đàn.
Khi chơi, đôi khi bạn sẽ nhận ra là mình đã dần dần vô tình giữ cần đàn bằng tay trái. Hãy tránh làm điều này. Thay vào đó, để thõng tay trái, chỉ dùng cẳng tay phải và đùi để giữ đàn đúng vị trí.
Một khi bạn đã hài lòng với âm thanh mình gảy nên, hãy bước sang hợp âm đầu tiên: hợp âm G (Sol trưởng) cơ bản, bằng cách gảy 3 dây buông 4(D), 3(G) và 2(B). Chỉ bằng 1 động tác gảy xuống, lướt qua cả 2 dây và để rung cả sau khi kết thúc động tác (coi chừng tay phải làm tẹt nốt đấy, tranh xa dây ra nhé). Bắt đầu bằng động tác gảy chậm, sau đó nhanh dần cho đến khi cả 3 nốt nghe như được gảy đồng thời với nhau. Kỹ thuật gảy nhanh những dây gần nhau được gọi là quạt, một trong những kỷ thuật quan trọng nhất của guitar. Ta sẽ còn khám phá nhiều về nó sau này.
Hoc piano, Hoc guitar, Hoc organ, Hoc dan,Hoc nhac
Đầu tiên, ta sẽ học chơi đàn bằng móng gẩy (pick, flat-pick hay plectrum đều là nó cả) hơn là tỉa từng ngón một. MỎng gẩy được ưa chuộng bởi hầu hết guitarist vì sự chính xác và âm thanh đanh gọn mà nó tạo nên. Pick được làm với nhiều hình dáng và độ dày, nhưng đều có điểm chung là có 1 đầu hơi nhọn để tiếp xúc dây. Giữ pick bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải. Pick nên được giữ thẳng, chừa 1 centimet giữ ngón tay và đầu pick. Sau đó, đặt cổ tay phải và bàn tay bao trùm lên dây đàn, đặt pick vào khoảng phỉa trên dây 4. Kéo tay xuống bằng cổ tay (cố gắng giữ cẳng tay cố định và thả lỏng). Gảy dây 4 (buông) bằng đầu nhọn của pick và ngưng trước khi pick chạm vào dây 3.
Hãy tập kỹ thuật gảy xuống như thế trên 1 dây thôi, cho đến khi bạn có thể gảy mà không vấp hay chạm luôn vào dây kề bên. Có gắng gảy mạnh hơn, rồi nhẹ hơn và lắng nghe sự khác biệt về âm lượng và âm thanh phát ra. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều lực, sẽ làm phát ra tiếng rè và nhiễu khi dây bị chạm vào phím đàn.
Khi chơi, đôi khi bạn sẽ nhận ra là mình đã dần dần vô tình giữ cần đàn bằng tay trái. Hãy tránh làm điều này. Thay vào đó, để thõng tay trái, chỉ dùng cẳng tay phải và đùi để giữ đàn đúng vị trí.
Một khi bạn đã hài lòng với âm thanh mình gảy nên, hãy bước sang hợp âm đầu tiên: hợp âm G (Sol trưởng) cơ bản, bằng cách gảy 3 dây buông 4(D), 3(G) và 2(B). Chỉ bằng 1 động tác gảy xuống, lướt qua cả 2 dây và để rung cả sau khi kết thúc động tác (coi chừng tay phải làm tẹt nốt đấy, tranh xa dây ra nhé). Bắt đầu bằng động tác gảy chậm, sau đó nhanh dần cho đến khi cả 3 nốt nghe như được gảy đồng thời với nhau. Kỹ thuật gảy nhanh những dây gần nhau được gọi là quạt, một trong những kỷ thuật quan trọng nhất của guitar. Ta sẽ còn khám phá nhiều về nó sau này.
Hoc piano, Hoc guitar, Hoc organ, Hoc dan,Hoc nhac
Các bài viết khác
- Cảm thụ âm nhạc: dòng suối dẫn dắt tới đại dương(TS Nguyễn Tài Hưng)
- Những nguyên tắc sư phạm âm nhạc nền tảng P1 (TS Nguyễn Tài Hưng)
- Nhạc cụ Việt Nam
- [Hoc Organ] Tìm hiểu về cây đàn Organ điện tử (Bài 1)
- HỌC ĐÀN GUITAR - Bài 2 - Tìm hiểu Đàn guitar điện (Electric Guitar)
- HỌC ĐÀN GUITAR - Bài 3 - Chọn đàn Guitar Acoustic